Son Gildden
Sơn chống thấm trong nhà là gì? Kinh nghiệm chống thấm hiệu quả
20/04/2023

Sơn chống thấm trong nhà là gì? Kinh nghiệm chống thấm hiệu quả

Hiện nay, các hãng sơn chống thấm trên thị trường có nhiều ưu điểm và tính năng nổi bật đi kèm. Đặc biệt, nó có thể chống nấm mốc, chống nắng và chống kiềm, muối hóa,..

Vì sao phải sử dụng sơn chống thấm trong nhà?

  • Trong nhà có nhiều khu vực tiếp xúc với nước thường xuyên như nhà vệ sinh, hệ thống ống nước,… Nếu không chống thấm trong nhà thì sẽ dẫn đến hiện tượng nước xâm nhập vào và phá vỡ cấu trúc, dẫn đến hư hại công trình.
  • Khí hậu Việt Nam khá nồm và độ ẩm cao. Do đó dễ xuất hiện nấm mốc và có nước đọng trên tường. Việc sử dụng sơn chống thấm trong nhà là biện pháp để bảo vệ tường không bị xâm lấn trong điều kiện khắc nghiệt.
Trần nhà bị thấm gây mất tính thẩm mỹ
Trần nhà bị thấm gây mất tính thẩm mỹ

Tìm hiểu: Sơn chống thấm nhà vệ sinh

  • Với những công trình đã xây thì việc xử lý bề mặt ẩm mốc phải được thực hiện một cách triệt để. Sau đó đảm bảo bề mặt tường sạch, khô rồi mới sơn lại tường.
  • Đối với công trình mới thì cần sử dụng sơn chống thấm ngay từ đầu để bảo vệ căn nhà trước những tác động của môi trường. Việc chống thấm ngay từ đầu sẽ giúp bạn vừa bảo vệ tốt công trình, vừa tránh phải xử lý các hậu quả sau này.

Quy trình thi công sơn tường chống thấm trong nhà

Chuẩn bị trước khi thi công

  • Vệ sinh tường nhà nơi cần thi công để đảm bảo tường được sạch, khô và ổn định. Việc này sẽ giúp cho quá trình chống thấm có được hiệu quả tốt nhất.
  • Tùy vào hãng sơn chống thấm tường bạn sử dụng mà có cần pha thêm nước hay không. Đối với sơn chống thấm WP 100 thì bạn cần phải trộn hỗn hợp với với xi măng theo tỉ lệ 0,5 lít nước : 1kg xi măng trắng : 1kg sơn chống thấm. Tuy nhiên, đối với sơn chống thấm WP 200 thì không cần.
Quy trình thi công sơn chống thấm trong nhà
Quy trình thi công sơn chống thấm trong nhà

Thi công sơn chống thấm tường

  • Thi công sơn phủ 1 lớp sơn chống thấm kín bề mặt tường cần chống thấm.
  • Sau đó, để nguyên và chờ cho lớp sơn đầu tiên khô. Thông thường thì lớp sơn sẽ khô sau 4 tiếng. Tuy nhiên thời gian có thể chênh lệch tùy vào điều kiện thực tế.
  • Thi công lớp sơn phủ thứ 2 là bạn đã hoàn thành quy trình chống thấm.

Kinh nghiệm thi công sơn chống thấm trong nhà đúng kỹ thuật

Sơn chống thấm trần nhà, tường nhà

Trước khi sơn chống thấm thì yêu cầu bề mặt tường phải thật sạch và khô. Nếu bề mặt tường hoặc trần nhà xuất hiện nấm mốc, bẩn thì cần phải cạo lớp sơn cũ và các tảng mốc. Để giúp cho bề tường được mịn và không còn bám bẩn.

Những khu vực cần sơn thì bạn nên mài nhẵn và phẳng. Làm như vậy sẽ giúp cho sơn bám lên tường được chắc chắn và hiệu quả hơn. Nếu tường quá khô hoặc nứt nẻ thì bạn nên làm ẩm bằng nước sạch để quá trình chống thấm được diễn ra tốt hơn.

Sơn chống thấm trên tường
Sơn chống thấm trên tường

Chọn vật tư chống thấm

Chỉ sử dụng bột bả matit khi cần thiết và chỉ nên sơn một lớp thật mỏng. Nếu sử dụng bột bả matit quá nhiều sẽ khiến tường nhanh xuống cấp và quá trình chống thấm không đạt kết quả như mong đợi. Đặc biệt bạn nên sử dụng bột bả có chất lượng tốt và giá thành phù hợp.

Nên lựa chọn những loại sơn như Kova, Dulux hoặc các hãng sơn cao cấp khác. Khi mua thì bạn cần chọn mua sơn tại các trụ sở chính hoặc đại lý bán hàng uy tín. Tránh sử dụng các loại sơn kém chất lượng.

Quy trình lăn sơn tiêu chuẩn

Thông thường, mỗi lớp sơn sẽ chỉ sử dụng lượng sơn từ 2 – 2,5m2/kg. Tuy nhiên, đây chỉ là số liệu tham khảo và có thể chênh lệch nếu độ dày sơn chống thấm dày hơn. Bạn nên lăn ít nhất 2 lớp sơn lót mỏng để bề mặt sơn được đều màu hơn. Và khi đó thì bạn không cần phải sử dụng thêm nhiều lớp sơn bên ngoài.

Thời gian thi công sơn chống thấm trong nhà tốt nhất là vào mùa hạ. Bởi thời tiết lúc này sẽ có nhiều nắng và thời gian khô nhanh hơn, sơn sẽ bám chắc vào tường và trên nhà. 

Kinh nghiệm sơn chống thấm trong nhà hiệu quả

Chống thấm càng sớm càng tốt

Khí hậu Việt Nam, đặc biệt là miền Bắc mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm. Độ ẩm của không khí lúc nào cũng ở mức độ cao. Do đó làm cho tình trạng thấm dột nhà xảy ra nghiêm trọng hơn rất nhiều.

Chính vì vậy, chúng ta cần phải chống thấm càng sớm càng tốt. Chúng ta nên chống thấm tường ngay từ khi thi công nhà ở. Để có được hiệu quả tốt nhất, giúp tăng tuổi thọ cho nhà và ngăn được hiện tượng thấm dột. Nếu bạn chờ đến lúc nhà thấm, mốc mới sử dụng biện pháp chống thấm thì lúc này không thể nào khôi phục tường như lúc ban đầu. 

Nguyên nhân tường nhà bị ẩm mốc
Nguyên nhân tường nhà bị ẩm mốc

Kiểm tra tường và chân tường kỹ lưỡng

Trong quá trình thi công, chúng ta thường bỏ quên những chi tiết nhỏ như ở chân tường.Tuy nhiên, trước khi thi công sơn chống thấm thì chúng ta cần phải kiểm tra kỹ trên tường, chân tường có chỗ nào có khe hở nước chảy qua hay không. 

Nếu có các vết nứt, lỗ xuất hiện thì chúng ta cần phải trám trét một cách cẩn thận rồi mới tiếp tục thi công. Bạn cần phải đục theo hình chữ nhật, sâu khoảng từ 1,5 – 2cm. Sau đó trám kính bằng các vật liệu chống thấm. Ngoài ra, chúng ta cũng cần làm sạch bề mặt thi công để có thể đảm bảo được độ dính tối đa của sơn chống thấm.

Kiểm tra mái nhà thường xuyên

Mái nhà và sân thượng là một trong những nguyên nhân gây thấm dột nhiều mà có thể bạn ít quan tâm. Mái nhà nếu không được che chắn kỹ thì mưa hoặc nước sẽ thấm vào khiến bức tường bị thấm dột.

Ít nhất là cứ khoảng 3 năm thì bạn nên kiểm tra mái nhà của bạn một lần. Bạn cần kiểm tra xem có gạch ngói nào bị nứt hay không. Mái ngói có bị bám rêu hay không. Nếu có thì bạn cần xử lý kịp thời.

Quan tâm đến những cánh cửa nhà bạn

Cánh cửa không nên có nước bẩn hoặc những khoảng ẩm ướt xuất hiện. Do nếu có nước thì nó dễ bị thấm vào khía cạnh tường. Vừa làm cho tường nhà bị ẩm, mặt khác phong thủy cũng không tốt.

Chia sẻ:
Viết bình luận của bạn:
icon icon icon

Giỏ hàng